Những năm gần đây, nền nghệ thuật Việt Nam xuất hiện thêm một loại hình nghệ thuật mới thiên về hướng hội họa đó là tranh cát nghệ thuật. Tranh cát có hai loại, nhưng loại mà tác giả bài viết này đề cập tới không phải là loại tranh cát thường được các nghệ nhân biểu diễn hòa cùng âm nhạc trên sân khấu mà đó là loại tranh cát được thành hình cố định sau một lớp thủy tinh.
Xem thêm: Giá bán tranh cát chân dung nghệ thuật
Lịch sử hình thành tranh cát tại Việt Nam
Khác với loại tranh cát treo tường nổi trên gỗ, trên giấy, trên thủy tinh khác, loại tranh cát để bàn này thường được người làm tỉ mẩn đổ vào ly, lọ, hoặc các khung thủy tinh với nhiều màu sắc bắt mắt tạo nên những bức tranh vô cùng đa dạng. Nhờ vậy mà thời gian gần đây, tranh cát trở thành một trong những món quà được nhiều người ưa chuộng do tính chất độc lạ và ý nghĩa của nó. Vậy loại tranh cát này bắt đầu từ đâu? Lịch sử tranh cát hình thành như thế nào? Ai đã là người khởi xướng?
Làng nghề tranh cát có thực sự tồn tại
Cũng như nghề dệt, nghề nhuộm và hàng nghìn ngành nghề khác, mỗi ngành nghề đều có người đầu tiên khởi tạo. Và người đầu tiên mang loại hình tranh cát giới thiệu với công chúng là một người phụ nữ sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong một lần tình cờ về thăm quê chồng tại Mũi Né – Phan Thiết, nơi có những bãi biển dài với cát rất sạch và màu rất đẹp, chị nảy ra ý định mang cát về nhà cho vào bình cắm hoa. Khi đổ cát vào lọ thủy tinh, những vệt cát lấy từ những nơi khác nhau phân thành những tầng khác nhau rất đẹp mắt. Từ đó chị bắt đầu có những ý tưởng sáng tạo từ bình cát thủy tinh của mình.
Ban đầu là bình hai màu, rồi ba màu từ cát tự nhiên. Sau đó chị nhận ra cát trắng có thể nhuộm thành màu khác chị lại nhuộm tạo ra bảy màu, mười lăm màu, rồi đến ba mươi màu. Ngần ấy màu đã đủ để tạo nên những bức tranh sinh động từ cát. Cơ duyên làm tranh cát đến với chị thật bất ngờ, chỉ từ những màu cát và ly, lọ, khung thủy tinh mà chị đã thổi hồn vào cát tạo ra những bức tranh dù ban đầu không có chủ ý, cũng như chưa từng học qua một trường lớp nghệ thuật hội họa nào. Mặc dù vậy, với sự kiên trì, tỉ mỉ, và đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ, với chiếc muỗng cà phê và những vật dụng cần thiết ngay trong nhà, chị tạo nên nhiều bức tranh sống động và lãng mạn. Những bức tranh hoàn toàn được tạo ra từ cát thiên nhiên và điểm đặc biệt là không hề có chất kết dính nào những vẫn giữ được hình dạng vẹn toàn qua thời gian rất dài.
Ý nghĩa của việc hình thành bộ môn tranh cát nghệ thuật
Có thể nói, tranh cát Việt Nam đã mang tới một làn gió mới đối với nền nghệ thuật Việt Nam bởi cách làm hết sức sáng tạo và tận dụng được nguồn tài nguyên có sẳn của một đất nước với đường bờ biển dài 3260km, trong đó rất nhiều bãi cát, sạch, đẹp và mịn. Vật dụng vẽ tranh vô cùng gần gũi nhưng cách tạo nên bức tranh hết sức lạ lẫm, điều này đã tạo nên hứng thú với nhiều người yêu thích hội họa nói riêng và nghệ thuật nói chung. Tuy nhiên, muốn hoàn thành một tác phẩm tranh cát đẹp, người nghệ nhân phải hết sức tỉ mỉ, cẩn thận và kiên nhẫn để thổi hồn vào từng bức tranh vốn rất vô tri. Chính vì những lý do đó cùng với sự độc đáo, mới lạ có một không hai của tác phẩm, mà hiện nay tranh cát được đánh giá là một trong những món quà mang giá trị nghệ thuật cũng như ý nghĩa cao được đông đảo mọi người đón nhận.